Bị thẻ đỏ thì sao? Luật phạt thẻ đỏ mới nhất hiện nay

Bị thẻ đỏ thì sao? Luật phạt thẻ đỏ mới nhất hiện nay

Bị thẻ đỏ thì sao? Để đảm bảo một sân chơi công bằng cho các cầu thủ thì cần phải có những hình phạt nhất định. Bị cảnh cáo bằng thẻ đỏ là một trong những hình phạt nặng trong bóng đá. Thường thì những cầu thủ có mức độ phạm lỗi nghiêm trọng mới bị trọng tài rút thẻ đỏ và yêu cầu rời sân. Vậy thẻ đỏ là gì? Tất cả thông tin về thẻ phạt này sẽ được tiết lộ ngay qua bài viết dưới đây của 88viet.net.

Thẻ đỏ là gì?

Trong 3 hình phạt: cảnh cáo bằng lời, thẻ vàng, thẻ đỏ thì thẻ đỏ là thẻ có mức phạt cao nhất khi tham gia thi đấu bóng đá. Hai thẻ vàng sẽ bằng một thẻ đỏ.

Thẻ đỏ trong bóng đá
Thẻ đỏ trong bóng đá

Bị thẻ đỏ thì sao? Lỗi phạt thẻ đỏ trong bóng đá

Được biết, khi trọng tài trực tiếp rút thẻ đỏ ra có nghĩa là cầu thủ đó đã phạm lỗi nghiêm trọng. Đặc biệt, cầu thủ đó phải ngừng thi đấu, lập tức rời sân và sẽ không có ai được thay thế vị trí của cầu thủ đó nữa cả. Có nghĩa là đội bóng của cầu thủ đó sẽ phải tiếp tục trận đấu chỉ với 10 người trên sân mà thôi. Vậy bạn có thắc mắc những lỗi đó là gì khiến trọng tài phải yêu cầu cầu thủ đó phải rời sân ngay lập tức như vậy không? Nếu có thì hãy đọc tiếp bài viết này, dưới đây là những lỗi bị phạt thẻ đỏ trong bóng đá:

  • Vi phạm lỗi nghiêm trọng trong khi thi đấu
  • Có những hành động quá khích, mang xu hướng bạo lực trên sân cỏ
  • Cầu thủ xúc phạm một ai đó
  • Giành bóng, ngăn cản đối thủ ghi bàn bằng các hành động trái luật, dễ gây chấn thương đến đối thủ
  • Ngoài ra, trong cùng một trận đấu, cầu thủ nào nhận 2 thẻ vàng thì sẽ được tính là nhận 1 thẻ đỏ và bị yêu cầu rời sân ngay.

Những hành vi bị phạt thẻ đỏ

Phạt thẻ đỏ trực tiếp với các hành vi nghiêm trọng
Phạt thẻ đỏ trực tiếp với các hành vi nghiêm trọng

Phạm lỗi nghiêm trọng

Trong khi thi đấu, cầu thủ vi phạm các lỗi nghiệm trọng như: vào bóng bằng 2 chân hoặc cản bóng bằng những hành động ác ý đối với đối phương. Nếu vi phạm 1 trong 2 lỗi này thì trọng tài sẽ lập tức rút thẻ đỏ buộc cầu thủ rời sân. 

Bạo lực trên sân cỏ 

Đã có rất nhiều các tình huống bạo lực trên sân cỏ. Và đương nhiên, thẻ đỏ là hình phạt đối với những cá nhân như vậy. Cụ thể, nếu cầu thủ có các hành vi như: Các pha đánh nguội hay cay cú, trả đũa đối thủ khi bị khiêu khích.

Có hành vi xúc phạm

Khi xúc phạm đối phương thì nhận thẻ đỏ là điều không thể bàn cãi. Các hành động được coi là xúc phạm đối thủ khi chơi trên sân cỏ gồm có: 

  • Nhổ nước bọt vào cầu thủ đội đối thủ
  • Xúc phạm đối phương bằng những câu từ khó nghe, gây mất bình tĩnh.
  • Có hành vi phân biệt chủng tộc, cho dù là hành động hay lời nói đi chăng nữa. 

Cản bóng trái luật

Khi thấy đối thủ sắp ghi bàn, nhiệm vụ của bạn là cản bóng và giúp cho lưới nhà không bị rung lên. Tuy nhiên, đừng cản bóng vì những hành động trái luật. Dưới đây là những hành vi cản bóng không được công nhận trong bóng đá.

  • Thủ môn không được phép lao ra khỏi vòng cấm để cản bóng.
  • Nếu cầu thủ phạm lỗi, khiến đối thủ không thể ghi bàn thì cần phải có phạt đền.
  • Không được phép dùng tay để cản bóng. Cho dù có phạt đền đi chăng nữa thì cầu thủ đó vẫn bị phạt thẻ đỏ.  

Bị hai thẻ vàng trong một trận đấu

Luật bóng đá có quy định, bị 2 thẻ vàng trong cùng một trận đấu thì phải rời sân ngay.

Nguồn gốc của thẻ đỏ

Tại mùa giải World Cup 1966, trọng tài bóng đá người Anh tên Ken Aston đã nghĩ ra ý tưởng này nhờ trận đấu của đội tuyển Anh và đội tuyển Argentina. Tại sân vận động Wembley, Bobby và Jack Charlton đã xảy ra một số mâu thuẫn cá nhân. Lúc này, trọng tài chính của trận là ông Rudolf Kreitlein đã cảnh cáo 2 cầu thủ này.

Trong lúc đó, ông cũng đã buộc Antonio Rattin của Argentina rời sân. Tuy nhiên, quyết định này của ông vẫn chưa rõ ràng. Vậy nên, Aston đã suy nghĩ về các thẻ sắc màu để quyết định mức độ phạt nặng/nhẹ đối với các cầu thủ. Khiến cho trận đấu rõ ràng hơn đối với cầu thủ và khán giả. Nhờ vào suy nghĩ táo bạo của ông mà hiện nay, thẻ đỏ được xem là sự hiện diện không thể thiếu ở bất kì giải đấu nào.

Vì sao xuất hiện thẻ đỏ trong bóng đá?
Vì sao xuất hiện thẻ đỏ trong bóng đá?

Những tình huống hy hữu bị phạt thẻ đỏ

Trọng tài chỉ có quyền rút thẻ đỏ trong 90 phút thi đấu mà thôi? Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Ngay cả khi trận đấu đã kết thúc, trọng tài vẫn có quyền rút thẻ đỏ cảnh cáo các cầu thủ nếu có những hành vi không đúng đối với đội đối thủ. Nếu như trong quá trình di chuyển về phòng thay đồ, cầu thủ của 2 đội xảy ra xô xát với nhau thì thẻ đỏ sẽ được trọng tài rút ra để cảnh cáo ngay lập tức.

Ngoài ra, các thành viên trong ban huấn luyện cũng sẽ bị trọng tài rút thẻ đỏ nếu cư xử không đúng mực. Cho dù là huấn luyện viên trưởng cũng không thể thoát hình phạt thẻ đỏ được. Nếu như huấn luyện viên trưởng hay các thành viên trong đội huấn luyện bị bị dính thẻ đỏ thì họ sẽ bị tước quyền chỉ đạo đội bóng ngay sau đó. Đối với trận kế tiếp cũng vậy, họ cũng không thể tham gia chỉ đạo được.

Hiện nay, VAR đã xuất hiện và được xem là trợ lý của bóng đá. Có nhiều trường hợp phạm lỗi những trọng tài không phát hiện ra. Lúc này, để đưa ra quyết định công tâm nhất thì trọng tài sẽ xem lại băng ghi hình. Có một số người được xóa thẻ, cũng có một vài cầu thủ bị trọng tài giơ thẻ đỏ rời sân ngay sau khi xem lại băng hình. Vậy thì thẻ đỏ treo giò mấy trận nhỉ? Khi bị ăn thẻ đỏ, các cầu thủ sẽ bị treo giò ít nhất 1 trận sau đó. 

Trường hợp thủ môn bị thẻ đỏ?

Thường thì thủ môn rất hiếm khi bị trọng tài rút thẻ đỏ. Nhưng, hiếm khi không có nghĩa là không có. Những trường hợp yêu cầu thủ môn rời sân gồm: 

  • Chơi xấu ở mức độ nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho đối phương.
  • Có các hành vi bạo lực
  • Xúc phạm người khác bằng hành động khạc nhổ hay nói bằng những lời lẽ không hay.
  • Thủ môn lao ra ngoài vòng cấm chặn bóng mà không có phạt đền.
  • Bị trọng tài cảnh cáo bằng thẻ vàng thứ 2 trong cùng 1 trận đấu.

Luật bóng đá khi thủ môn bị thẻ đỏ

Thủ môn bị thẻ đỏ thì sao? Giống như các cầu thủ khác, nếu như trọng tài đã giơ thẻ đỏ thì cho dù là người bảo vệ khung thành đi chăng nữa thì cũng phải rời sân.

  • Nếu như đội còn quyền thay người: Thủ môn dự bị sẽ được vào thay thế. 
  • Nếu như đội tuyển đã hết quyền thay người: Huấn luyện viên phải chọn 1 trong những cầu thủ đang thi đấu trên sân làm thủ môn tạm thời để canh giữ khung thành. Đội hình thi đấu của đội bóng lúc này sẽ có sự thay đổi lớn.

Đội tuyển Việt Nam đã từng rơi vào trường hợp thủ thành nhận thẻ đỏ rời sân tại giải AFF Suzuki Cup 2016. Bởi vì Việt Nam đã hết quyền thay người nên cầu thủ Quế Ngọc Hải đã trở thành thủ môn tạm thời cho trận bóng này. Theo như luật bóng đá quy định, thủ môn nhận thẻ đỏ rời sân ngay lập tức và còn bị “treo giò”. Vậy nếu thủ môn bị phạt thẻ đỏ nghỉ mấy trận? Tùy vào mức độ vi phạm nặng nhẹ mà sẽ có mức án treo giò khác nhau đối với cầu thủ. 

Kết luận

Bất kỳ ai tham gia đá giải đều không muốn phải nhận thẻ đỏ và rời sân. Bị thẻ đỏ thì sao mà các cầu thủ lại không thích như vậy? Đơn giản thôi, những cầu thủ bị thẻ đỏ sẽ bị cấm thi đấu ở trận đấu hiện tại đồng thời không được phép tham gia ở trận tiếp theo. Đối với cầu thủ bóng đá mà không được ra sân thì còn điều gì tệ hơn nữa? Mong rằng bản tin thể thao này sẽ có ích đối với bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập fb88you để biết thêm nhiều thông tin thú vị hơn về bóng đá.

Xem thêm:

Việt vị là gì?

Trung vệ là gì?

Tags: